- Cho gạo đã vo vào lòng nồi và cho mực nước tương ứng.
- Phần bên trong nồi có vạch ghi chú mực nước, nên cho mực nước đủ theo lượng gạo sẽ nấu, tùy theo gạo dẻo hay gạo khô.
- Trước khi cho lòng nồi vào nấu, phải lau khô lòng nồi, loại bỏ những vết bẩn bám xung quanh.
- Để lòng nồi khít với vỏ nồi, xoay nhẹ ¼ vòng, tránh trường hợp mâm điện không tiếp xúc với lòng nồi dẫn đến treo lòng nồi, cháy mâm và hao tốn điện, cơm không chín.
- Đậy nắp nồi cho kín, rồi cắm dây nguồn, ấn công tắc nấu đèn Cook sẽ sáng, nồi bắt đầu nấu.
Luôn luôn có chén cơm nóng
- Khi cơm chín, nồi sẽ chuyển sang chế độ hâm, giúp bạn luôn có bữa cơm ấm nóng.
- Với trường hợp cơm nguội, bạn có thể xới cho cơm tơi ra, và phun thêm ít nước, sau đó bật công tắc nấu Cook thì chốc lát nồi sẽ chuyển sang chế độ hâm, giúp bạn có được chén cơm nóng mà không cần chờ đợi lâu.
Mách nhỏ bạn dùng
- Cắm chặt phích điện vào ổ điện, tránh để lỏng dây dễ sinh nhiệt làm nóng chảy các thiết bị bằng nhựa.
- Nên cắm trực tiếp vào phích để cắm hoặc rút dây nguồn, không nên cầm vào dây điện để kéo sẽ làm đứt hay hỏng dây.
- Không ấn công tắc nấu cơm khi không có lòng nồi bên trong.
- Không dùng bất cứ vật gì để đè hay gài công tắc sẽ làm hư mâm sinh nhiệt.
- Không cắm phích khi tay ướt có thể nguy hiểm do nguồn điện rò rỉ.
- Nên để nồi ở vị trí xa tầm tay trẻ em, để phòng bị bỏng và gây nguy hiểm khác từ nguồn điện.
- Không dùng nồi để nấu cháo, canh hay luộc rau.
- Không đặt nồi trực tiếp lên bếp gas, bếp điện sẽ làm nồi biến dạng.
Bảo hành 12 tháng
Siêu thị giao màu ngẫu nhiên
Bình Luận